Post map
ToggleNgoài CPC, CPM là một trong những chỉ số giúp đo lường chi phí quảng cáo trực tuyến trên các nền tảng Facebook, Google, Tiktok,… mà mọi nhà quảng cáo cần nắm rõ. Nó được dùng để đo lường hiệu quả chiến dịch quảng cáo trên 1000 lần hiển thị quảng cáo. Đây sẽ là sự lựa chọn tốt nhất để tăng phạm vi tiếp cận với nhiều khách hàng mục tiêu, nâng cao độ nhận diện thương hiệu và tối ưu chi phí. Nếu bạn muốn hiểu rõ hơn về CPM là gì cùng cách tối ưu chỉ số này hiệu quả giúp gia tăng lợi nhuận và tiết kiệm ngân sách tối đa. Hãy tham khảo ngay bài viết sau đây của Sóc Lửa Agency!
CPM là gì?
Là viết tắt của cụm từ Cost Per Mille được dùng để đo lường chi phí quảng cáo trên 1000 lần quảng cáo hiển thị trên các nền tảng như Google, Facebook, Youtube,… Đối với mỗi nền tảng sẽ có mức chi phí quảng cáo khác nhau tùy theo quy định riêng. Khi chạy quảng cáo, nhà tiếp thị cần phải đặt mức giá thầu cho mỗi 1000 lần quảng cáo hiển thị. Đồng thời lựa chọn vị trí đặt quảng cáo để hiển thị quảng cáo và trả tiền mỗi khi quảng cáo xuất hiện.
Khác với CPC tính phí theo số lượt nhấp vào quảng cáo còn CPM thì thuật toán Google sẽ tính số lần hiển thị quảng cáo như số lượt xem. Với mỗi lần quảng cáo xuất hiện trên màn hình của người dùng thì sẽ được tính là một lượt xem. Số lượt hiển thị ở đây là số lần quảng cáo xuất hiện trước mắt người dùng dù họ có tương tác với quảng cáo hay không. CPM là một trong những phương pháp định giá phổ biến trong các chiến dịch quảng cáo trực tuyến như quảng cáo GDN và quảng cáo video.
Chỉ số này giúp đánh giá hiệu quả chi phí quảng cáo dựa trên số lượt hiển thị tập trung vào việc đo lường khả năng tiếp cận đến người dùng. Mục tiêu của quảng cáo CPM là tăng khả năng tiếp cận với nhiều khách hàng mục tiêu, tối ưu chi phí. Nó là sự lựa chọn phù hợp với các chiến dịch quảng cáo tăng độ nhận diện thương hiệu và quảng bá sản phẩm, dịch vụ.
Cách tính giá CPM quảng cáo
Để tính chi phí quảng cáo CPM thì doanh nghiệp cần biết tổng chi phí quảng cáo chia cho tổng số lần hiển thị nhân với 1000 lần lượt hiển thị. Với việc nắm rõ công thức tính CPM giúp bạn có thể kiểm soát và tối ưu hóa chi phí quảng cáo:
CPM = (Tổng số tiền chi trả cho chiến dịch quảng cáo/ Số lần hiển thị) x 1000
Trong đó:
- Tổng chi phí quảng cáo là số tiền mà doanh nghiệp cần chi trả cho chiến dịch quảng cáo.
- Số lần hiển thị là số lần quảng cáo của doanh nghiệp xuất hiện và tiếp cận với khách hàng mục tiêu
Ưu, nhược điểm của CPM là gì trong quảng cáo?
Với những doanh nghiệp muốn quảng bá sản phẩm, dịch vụ đến nhiều khách hàng và tăng độ phủ thương hiệu thì CPM là sự lựa chọn hàng đầu. Bởi khi quảng cáo được hiển thị nhiều lần sẽ tăng khả năng mọi người nhấp vào và tương tác.
Ưu điểm
Dễ sử dụng, mang lại hiệu quả nhanh chóng
Những doanh nghiệp mới xuất hiện trên thị trường và đang trong quá trình xây dựng nhận thức về thương hiệu thì nên sử dụng hình thức quảng cáo CPM. Bởi loại hình quảng cáo này rất dễ triển khai, chi phí lại không quá cao đồng thời mang lại hiệu quả nhanh chóng. Quảng cáo CPM giúp doanh nghiệp nâng cao độ nhận diện thương hiệu và tăng độ uy tín.
Tối ưu chi phí
So với CPC (chi phí được tính dựa trên số lượt nhấp chuột vào quảng cáo) thì hình thức tính phí CPM sẽ giúp doanh nghiệp tối ưu chi phí hiệu quả. Đặc biệt là khi doanh nghiệp mới trên thị trường chưa được nhiều người biết đến đang tìm cách tăng độ nhận thương hiệu. Nếu như doanh nghiệp đã xây dựng được độ phủ thương hiệu, có nhiều lưu lượng truy cập trang web thì chi phí sẽ thấp hơn. Khi nắm rõ cách tính CPM thì bạn có thể dễ dàng lập kế hoạch ngân sách phù hợp cho chiến dịch quảng cáo và kiểm soát chi phí tốt hơn.
Đem lại doanh thu thụ động
Hình thức quảng cáo CPM không chỉ mang đến lợi ích cho các nhà quảng cáo mà còn cho các doanh nghiệp cung cấp không gian quảng bá. Cụ thể là nếu website hoặc blog của doanh nghiệp có nhiều lượng truy cập thì bạn có thể nhận đặt banner quảng cáo từ các nhãn hàng và kiếm thêm thu nhập hàng tháng.
Nhược điểm
Bên cạnh những ưu điểm thì loại hình quảng cáo này cũng tồn tại nhiều hạn chế như sau:
Khó đo lường hiệu quả
Vì CPM chỉ có thể đo lường được chi phí trên số lượt hiển thị quảng cáo và rất khó để đo lường được hành động của người xem quảng cáo. Đây chính là hạn chế của loại quảng cáo bởi bạn sẽ không biết được các hành vi tương tác của khách hàng như nhấp chuột, mua hàng hay lượt qua theo dõi. Việc đo lường ROI trong quảng cáo của doanh nghiệp sẽ phức tạp và gặp nhiều khó khăn hơn.
Có thể lãng phí ngân sách
Khi sử dụng CPM thì có thể bạn sẽ chi tiền để hiển thị quảng cáo trước mắt người dùng cho dù họ có tương tác hay không. Điều này có thể dẫn đến việc lãng phí ngân sách để tiếp cận những người thực sự không quan tâm đến doanh nghiệp. Hoặc nếu bạn muốn có được vị trí quảng cáo tốt trên trang web có lượng truy cập lớn thì doanh nghiệp sẽ phải chi nhiều tiền hơn dẫn đến tăng chi phí chiến dịch và giảm hiệu quả mà không có kế hoạch.
Mức độ cạnh tranh cao
Nếu quảng cáo hiển thị trên các trang web có lưu lượng truy cập lớn thì sự cạnh tranh giữa các thương hiệu sẽ tăng. Khi đó, doanh nghiệp sẽ phải đầu tư nhiều hơn để trở nên nổi bật và đạt hiệu quả mong muốn. Hoặc CPM có thể cao trong một số ngành đặc thù gây tốn kém ngân sách cho doanh nghiệp.
CPM bao nhiêu là tốt nhất?
Không có một con số cụ thể nào để đánh giá CPM bao nhiêu là tốt. Bởi nó bị ảnh hưởng vào nhiều yếu tố khác nhau như thời điểm quảng cáo, mục tiêu chiến dịch, nội dung và tần suất hiển thị quảng cáo, vị trí đặt quảng cáo, ngành nghề kinh doanh. Nếu bạn muốn CPM bao nhiêu là tốt thì cần so sánh với CPM trung bình trong ngành. Xem xét kết quả mà chiến dịch quảng cáo đem lại từ CPM hiện tại. Đồng thời xem xét lợi nhuận (ROI) mà doanh nghiệp nhận được từ chiến dịch quảng cáo so với chi phí.
Cách tối ưu chi phí CPM trong quảng cáo
Khi bạn đã hiểu rõ ý nghĩa của CPM là gì thì hãy tìm cách tối ưu chỉ số này để nâng cao hiệu cao và tiết kiệm chi phí hiệu quả. Dưới đây, các chuyên gia của chúng đưa ra một số phương pháp bạn có thể tham khảo:
Nhắm mục tiêu chính xác
Nếu bạn muốn tối ưu CPM thì việc nhắm mục tiêu là điều vô cùng cần thiết. Doanh nghiệp cần sử dụng các công cụ xác định đối tượng mục tiêu dựa trên các yếu tố: nhân khẩu học, sở thích, hành vi,… Kết hợp với nhắm mục tiêu theo vị trí địa lý để truyền tải thông điệp quảng cáo đến đúng đối tượng, tăng tỷ lệ chuyển đổi và tối ưu hóa chiến dịch cùng chi phí. Bằng việc phân tích và hiểu rõ khách hàng mục tiêu sẽ giúp doanh nghiệp định hình chiến lược quảng cáo đúng đắn.
Tối ưu nội dung quảng cáo
Nội dung quảng cáo là yếu tố quan trọng trong việc thu hút sự quan tâm và chú ý của khách hàng đến sản phẩm, dịch vụ từ đó tăng tỷ lệ chuyển đổi. Do đó để giảm CPM thì bạn nên tập trung vào việc tối ưu nội dung quảng cáo thông qua việc tạo tiêu đề hấp dẫn, xây dựng nội dung liên quan đến sản phẩm, dịch vụ cùng khách hàng. Thiết kế hình ảnh, video chất lượng cao để truyền tải thông điệp nhanh chóng, tiếp cận với nhiều khách hàng có nhu cầu. Đồng thời sử dụng lời kêu gọi hành động rõ ràng thuyết phục để thôi thúc khách hàng thực hiện hành động mong muốn để nâng cao hiệu quả chiến dịch.
Nâng cao trải nghiệm trang đích
Bạn không chỉ cần tối ưu hóa nội dung quảng cáo để thu hút nhiều lượt nhấp, tăng khả năng hiển thị. Bởi khi nội dung quảng cáo phù hợp với khách hàng mục tiêu, chủ đề cùng từ khóa thì sẽ được đánh giá cao và giảm CPM. Đặc biệt là bạn cần đảm bảo trang đích có sự liên quan nhất định đến quảng cáo thì sẽ được nền tảng: Google, Facebook đánh giá cao. điều này không chỉ góp phần tối ưu CPM mà còn tối ưu hóa tỷ lệ chuyển đổi.
Mở rộng nền tảng quảng cáo
Nếu bạn muốn mở rộng phạm vi tiếp cận với nhiều khách hàng mục tiêu thì cần triển khai quảng cáo trên nhiều nền tảng quảng cáo để tiếp cận đa dạng đối tượng khách hàng. Trước khi thực hiện, nhà quảng cáo cần nghiên cứu thật kỹ các nền tảng để lựa chọn phương án phù hợp để tối ưu hiệu quả quảng cáo.
Lựa chọn thời gian thích hợp để quảng cáo
Thời điểm quảng cáo có sự ảnh hưởng nhất định đến hiệu quả của chiến dịch quảng cáo. Để lựa chọn được khung giờ quảng cáo phù hợp thì doanh nghiệp cần phân tích hành vi và thói quen của khách hàng. Khi chạy quảng cáo đúng thời điểm sẽ tăng khả năng tiếp cận và tương tác của khách hàng từ đó cải thiện hiệu suất của quảng cáo.
Kết hợp các công cụ quảng cáo khác
Để quảng cáo CPM đạt được hiệu quả tốt nhất thì nhà quảng cáo hãy kết hợp với nhiều công cụ quảng cáo khác. Sự kết hợp này sẽ giúp nâng cao hiệu quả quảng cáo và tăng phạm vi tiếp cận của chiến dịch. Đồng thời, bạn hãy cân nhắc việc sử dụng định dạng quảng cáo phù hợp như quảng cáo video ngắn, quảng cáo story,…
Thử nghiệm A/B và theo dõi, điều chỉnh
Bằng việc thực hiện thử nghiệm A/B sẽ tạo ra các phiên bản quảng cáo để doanh nghiệp dễ dàng so sánh mức độ hiệu quả để xác định phiên bản nào hiệu quả nhất với CPM. Doanh nghiệp hãy thử nghiệm các yếu tố như nội dung, đối tượng mục tiêu và vị trí hiển thị. Thông việc thử nghiệm bạn có thể theo dõi, đo lường đánh giá được phiên bản tốt nhất để có sự điều chỉnh phù hợp giúp nâng cao hiệu suất và tối ưu ngân sách.
Như vậy là bạn đã biết thêm một chỉ số đo lường hiệu quả của chiến dịch quảng cáo và cách tối ưu hiệu quả. Thông qua những chia sẻ ở trên thì bạn hiểu rõ hơn về CPM là gì, cách tính và cách cải thiện CPM trong chiến dịch quảng cáo của doanh nghiệp mình.
Câu hỏi thường gặp
Một trong những yếu tố ảnh hưởng đến CPM đó là vị trí quảng cáo. Đối với các vị trí nổi bật như quảng cáo banner ở đầu trang hoặc quảng cáo trước video sẽ thường có CPM cao hơn. Những vị trí ít nổi bật như quảng cáo thanh bên hoặc banner ở cuối trang thường có CPM thấp hơn.
Để biết được CPM có đủ tốt hay không, bạn cần so sánh chỉ số này với CPM trong ngành. Bên cạnh đó, bạn cần xem xét kết quả mà chiến dịch quảng cáo đem lại từ CPM hiện tại. Đồng thời xem xét lợi nhuận nhận được từ chiến dịch quảng cáo so với chi phí quảng cáo bao gồm CPM.
Nếu như CPC là mô hình tính phí dựa trên số lượt nhấp chuột vào quảng cáo. Tức là nếu quảng cáo của doanh nghiệp hiển thị nhưng không có lượt nhấp thì sẽ không bị tính phí. Ngược lại với CPC thì CPM là hình thức thanh toán phí quảng cáo dựa trên 1000 lần quảng cáo hiển thị bất kể có lượt nhấp nào hơn. So với CPM thì CPC là mô hình quảng cáo tối ưu chi phí giúp đánh giá được sự quan tâm của khách hàng về sản phẩm, dịch vụ. Tùy thuộc vào chiến lược quảng cáo mà doanh nghiệp có thể lựa chọn mô hình phù hợp nhất hoặc sử dụng kết hợp cả 2.