Post map
ToggleLà nhà quản trị website hay SEOer, bạn cần biết cách sử dụng Google Search Console. Bởi đây là một trong những công cụ hữu ích giúp bạn có thể hiểu rõ hơn về hành vi của người dùng truy cập trang web. Đồng thời, nó cung cấp những dữ liệu quan trọng về báo cáo tình trạng hoạt động của website, hiệu suất tìm kiếm. Từ đó cải thiện trải nghiệm của người dùng và nâng cao hiệu suất của website để đạt được thứ hạng cao trên kết quả tìm kiếm của Google. Để hiểu rõ hơn về công cụ này cùng cách cài đặt và sử dụng thì bạn hãy theo dõi nội dung dưới đây của Sóc Lửa Agency nhé!
Google Search Console là gì?
Được ra mắt lần đầu từ vào năm 2015 với tên gọi Webmaster Tools là công cụ miễn phí được cung cấp bởi Google cho các chủ sở hữu, nhà quản trị website theo dõi, kiểm tra và tối ưu hóa khả năng hiển thị của trang web trên kết quả tìm kiếm. Có vai trò trung gian giữa Google và chủ sở hữu trang web, Google Search Console cung cấp dữ liệu chi tiết gồm: tỷ lệ nhấp, thứ hạng trung bình, từ khóa,… Đồng thời, công cụ này báo có cho bạn những vấn đề mà website đang gặp phải gồm tình trạng lập chỉ mục, nội dung spam, Url bị lỗi,… Ngoài ra, bạn có thể xem trang web nào liên kết đến trang web của mình.
Kết nối website với Google Search Console (GSC) giúp bạn hiểu rõ hơn về tình trạng hoạt động của website, theo dõi hiệu suất trang trên kết quả tìm kiếm. Khắc phục các vấn đề kỹ thuật và nội dung (xử lý các lỗi Onpage SEO, Offpage SEO và Technical SEO) từ đó tối ưu hóa hiệu suất tìm kiếm, tăng lưu lượng truy cập. Đây là công cụ cần thiết đối với các doanh nghiệp có website và muốn tối ưu trang web thân thiện với Googlebot đồng thời cải thiện thứ hạng của website trên trang kết quả tìm kiếm của Google.
Các tính năng chính của Google Search Console
Bạn có thể sử dụng báo cáo Hiệu suất trên GSC để theo dõi, đo lường hiệu suất tìm kiếm trên website qua các chỉ số như số lượt hiển thị, số lượt nhấp chuột, vị trí xếp hạng trung bình của các từ khóa, trang web.
Nhà quản trị website sẽ nhận được thông báo về các lỗi, sự cố ảnh hưởng đến khả năng Google lập chỉ mục trang web. Các thông tin chi tiết về vấn đề lập chỉ mục gồm Url không được lập chỉ mục và Url đã lập chỉ mục, lỗi lập chỉ mục và cảnh báo lập chỉ mục.
Tính năng index nhanh (Fetch as Google) cung cấp Url submit cho Google để hệ thống lập chỉ mục tăng khả năng bài viết, thông tin của doanh nghiệp hiển thị trên kết quả tìm kiếm nhanh nhất có thể.
Thống kê link nội bộ và backlink, Google Search Console cho nhà quản trị biết liên kết ngoài nào trỏ về trang, tần suất hiển thị. Bên cạnh đó bạn có thể kiểm tra các đường link nội bộ tại mục Internal links.
Gửi sitemap trong GSC cho phép nhà quản trị, SEOer gửi thông báo đến Google về sơ đồ vận hành của website. Thông qua đó giúp Google tìm thấy và lập chỉ mục tất cả các trang website nhanh hơn.
Với tính năng thu thập thông tin và phát hiện lỗi thì Google Search Console cung cấp cho nhà quản trị web báo cáo về các hoạt động bot thực hiện trên website trong 90 ngày gần nhất. Bên cạnh đó phát hiện các lỗi và gửi thông báo để quản trị viên biết để khắc phục.
Ngoài ra, Google Search Console còn cung cấp nhiều chức năng khác cho người dùng như cài đặt ngôn ngữ cho website, kiểm tra lỗi bằng điện thoại, check các hành động bất thường, xem tình trạng index,… Hơn nữa, công cụ này còn giúp xác định và khắc phục các vấn đề bảo mật ảnh hưởng đến website như mã độc, phần mềm độc hại,… khi quét.
Lợi ích khi sử dụng Google Search Console
Một trong những công cụ quan trọng trong việc xây dựng và phát triển website, hỗ trợ SEO website đó là GSC. Công cụ này mang đến những lợi ích cho doanh nghiệp như:
Hiểu rõ hơn khách hàng mục tiêu: GSC giúp doanh nghiệp hiểu rõ hơn về đối tượng mục tiêu (nhu cầu, sở thích và hành vi tìm kiếm,…) bởi nó cung cấp các thông tin về truy vấn tìm kiếm. Bên cạnh đó, doanh nghiệp có thể điều chỉnh chiến lược nội dung, sản phẩm đáp ứng nhu cầu khách hàng.
Theo dõi hiệu suất từ khóa: Google Search Console cung cấp cho người dùng thông tin chi tiết về từ khóa giúp khách hàng tìm thấy website của doanh nghiệp. Bao gồm: số lượt hiển thị, số lượt nhấp, tỷ lệ nhấp (CTR) và vị trí trung bình trên kết quả tìm kiếm. Khi đã tối ưu hóa nội dung theo từ khóa thì doanh nghiệp có thể cải thiện thứ hạng tìm kiếm, tăng khả năng tiếp cận với khách hàng.
Phát hiện và khắc phục lỗi: Thông qua công cụ này, nhà quản trị có thể phát hiện các như lỗi 404, lỗi thu thập dữ liệu, những trang không được lập chỉ mục, vấn đề bảo mật,… Dựa trên thông tin này thì bạn có thể cải thiện hiệu suất của website và tăng khả năng hiển thị trong kết quả tìm kiếm.
Xác định và khắc phục các vấn đề kỹ thuật: Công cụ mang đến những dữ liệu giúp doanh nghiệp xác định và khắc phục các vấn đề kỹ thuật như tốc độ tải trang, sự tương thích trên thiết bị di động, các vấn đề về Core Web Vitals. Qua đó doanh nghiệp có thể phát hiện kịp thời và sửa chữa để nâng cao trải nghiệm của người dùng.
Phân tích hiệu quả chiến lược SEO: Với Google Search Console thì doanh nghiệp sẽ có được những dữ liệu để theo dõi, đo lường hiệu quả SEO. Bằng việc so sánh hiệu suất website theo thời gian, tác động của chiến dịch SEO để điều chỉnh chiến lược.
Nâng cao uy tín thương hiệu: Nếu website của doanh nghiệp xuất hiện ở vị trí cao nhất trên kết quả tìm kiếm của Google thì sẽ được nhiều biết đến. Bởi khách hàng luôn tin tưởng, đánh giá cao những website có thứ hạng tìm kiếm cao. Điều này góp phần tăng khả năng khách hàng lựa chọn sản phẩm của doanh nghiệp.
Hướng dẫn cài đặt Google Search Console vào website
Nếu bạn muốn theo dõi và tối ưu hóa hiệu suất website trên kết quả tìm kiếm của Google thì cần cài đặt GSC cho website của mình như sau:
Bước 1: Truy cập vào trang web Google Search Console qua link: https://search.google.com/search-console/about. Tiếp đó nhấn vào Bắt đầu ngay bây giờ.
Bước 2: Ở màn hình tiếp theo bạn hãy chọn loại sản phẩm với 2 tùy chọn gồm thêm tên miền và tiền tố Url.
Bước 3: Tại đây bạn hãy thêm quyền sở hữu tên miền bằng việc thêm tên miền trong ô Domain (không bao gồm HTTP/HTTPS và www). Sau khi nhập xong thì hãy nhấn vào Continue.
Bước 4: Tiếp đó bạn hãy sao chép bản ghi TXT từ hộp thoại hướng dẫn.
Bước 5: Mở tab mới và đăng nhập tài khoản của bạn với nhà cung cấp tên miền. Hãy tìm Bản ghi DNS hoặc Quản lý DNS trong trang quản trị tên miền.
Bước 6: Nhấp vào nút Thêm bản ghi hoặc Thêm mới rồi chọn loại bản ghi là TXT trong menu thả xuống và điền đầy đủ các thông tin yêu cầu gồm Tên, Giá trị (Chuỗi ký tự TXT mà Google Search Console cung cấp).
Bước 7: Bây giờ bạn hãy nhấp nút Thêm bản ghi là lưu bản ghi TXT mới. Sau đó quay lại trang GSC để nhấn vào nút Xác minh. Google sẽ cần một khoảng thời gian để xử lý yêu cầu xác minh.
Bước 8: Khi xác minh thành công thì bạn hãy truy cập vào bảng điều khiển của GSC và theo dõi hiệu suất của website.
Chú ý: Quá trình cập nhật bản ghi DNS có thể mất đến 24 giờ để hiển thị trên Google.
Bí quyết sử dụng sử dụng Google Search Console hiệu quả
Tuy GSC là công cụ đo lường mạnh mẽ và dễ sử dụng nhưng để đạt được hiệu suất website tối đa thì bạn cần chú ý những vấn đề sau:
Vì Google Search Console luôn có sự cập nhật các tính năng mới cùng dữ liệu hiệu suất website. Do đó doanh nghiệp nên duy trì thói quen truy cập công cụ này để theo dõi các chỉ số quan trọng, cập nhật thông tin mới và khai thác các tính năng triệt để.
Mặc dù có giao diện thân thiện nhưng một số báo cáo của GSC vẫn chứa nhiều thuật ngữ mang tính kỹ thuật. Doanh nghiệp nên dành thời gian tìm hiểu ý nghĩa của các chỉ số trong báo cáo để phân tích dữ liệu chuẩn xác.
Thứ hạng từ khóa quyết định đến lưu lượng truy cập và khả năng chuyển đổi nhưng bạn không nên tập trung quá mức. Thay vào đó hãy tạo ra những nội dung chất lượng, hữu ích cho người dùng để tối ưu hóa trải nghiệm trên website.
SEO là một quá trình lâu dài đòi hỏi sự kiên trì, thực hiện và thay đổi. Vì vậy rất khó có thể đạt được thứ hạng tìm kiếm cao trong thời gian mới khi xây dựng website.
Hãy kết hợp với các công cụ phân tích website khác như Google Analytics để có được cái nhìn toàn diện về hiệu suất website.
Google luôn có những nguyên tắc và hướng dẫn nhất định cho nhà quản trị website. Doanh nghiệp nên tuân thủ những quy tắc này để website không bị phạt.
Như vậy là chúng ta vừa tìm hiểu xong một công cụ quan trọng giúp quản trị website và hỗ trợ SEO được cung cấp miễn phí bởi Google. Hãy tận dụng công cụ này một cách triệt để giúp khai thác các dữ liệu quan trọng từ đó triển khai các chiến dịch tiếp thị hiệu quả giúp nâng cao hiệu suất website tối đa!
Câu hỏi thường gặp
Đáp án là không. Google Search Console chỉ cung cấp dữ liệu về hiệu suất website trên kết quả tìm kiếm của Google. Tại đây, bạn có thể xem các dữ liệu số lần Url trang web xuất hiện trong kết quả tìm kiếm, số lượt nhấp và tương tác trên trang web, tỷ lệ chuyển đổi,… Thông qua dữ liệu này thì bạn có thể tối ưu hóa trang web để đạt được hiệu suất tốt nhất. Hơn nữa, bạn có thể thêm tối đa 100 người dùng vào tài khoản Google Search Console với quyền hạn khác nhau. Nếu bạn muốn theo dõi hiệu suất hoạt động của trang web trên các công cụ tìm kiếm khác thì nên sử dụng công cụ phân tích riêng.
Nếu như Google Search Console (GSC) cung cấp cho nhà quản trị website các thông tin chi tiết và công cụ để cải thiện khả năng hiển thị và sự hiện diện trong trang kết quả tìm kiếm. GSC là công cụ hữu ích cho chủ doanh nghiệp, nhà quản trị viên website, nhà phát triển website. Google Analytics là công cụ hướng đến người dùng cung cấp dữ liệu liên quan đến những người truy cập và tương tác với trang web. Cả 2 công cụ này đều hỗ trợ cho nhà quản trị web và các SEOer cải thiện hiệu suất trang web tăng hiển thị trên công cụ tìm kiếm.